8 tháng 2, 2014

Khổng Tử - Lê Thẩm Dương: Kinh nghiệm thành đạt trong đường đời.

Đức Khổng Tử.
Kinh nghiệm thành đạt trong đường đời.
Giải nghĩa:
1/ "Ngô Thập Hữu Ngũ Nhi Chí Vu Học". Trong câu "ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học," chúng tôi thấy có mấy chữ cần phải được giải-thích để giúp các bạn trẻ hiểu cho rõ. Chữ "hữu" có nghĩa là "thêm" (thập hữu ngũ: mười thêm năm, tức là 15), chữ "chí" có nghĩa là "để hết tâm ý," và chữ "vu" có nghĩa là "đối với" Cả câu "ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học" có nghĩa là khi tới 15 tuổi, ta mới có thể tự-mình chuyên-tâm vào việc học. Có biết như thế, các bậc cha mẹ mới không buồn-phiền khi thấy các con mình mải chơi đùa và không chịu chuyên tâm học-hành trước khi chúng chưa tới lứa tuổi 15. Và cũng nhờ đó, các bậc cha mẹ mới đem hết kiên-nhẫn, kỹ-năng, và nghệ-thuật để chăm-nom săn-sóc cho các con mình ngay từ khi chúng còn nhỏ (trước 15 tuổi) hầu giúp chúng thành-công trong việc học.
2/ "Tam thập nhi lập" có nghĩa là khi người ta tới 30 tuổi thì sức tự-lập mới có thể chắc-chắn và vững-vàng. Thực vậy, khi đạt tới 30 tuổi, con người có thể tự-lập và gây-dựng nên sự-nghiệp cho mình với điều-kiện là họ phải có chí tự-lập cũng như được cha mẹ săn-sóc và giáo-dục chu đáo. Chí tự-lập của con người giữ vai-trò quyết-định trong việc tự- lập. Trong thực-tế đã có nhiều người tự-lập từ trước lứa tuổi 30 và cũng có người không tự-lập được ở ngoài lứa tuổi 30. Đây là trường-hợp của những người có chí tư- lập hay không. Nếu không có chí tự-lập thì dù cha mẹ có săn-sóc và giáo-dục cũng vẫn không tự-lập được. Họ là những người ăn bám gia-đình và xã-hội.
3/  "Tứ thập nhi bất hoặc" có nghĩa là khi người ta tới 40 tuổi mới có thể hiểu thấu mọi sự-lý trong thiên-hạ, phân biệt được việc phải hay trái cũng như hiểu được ai là người tốt hay xấu, phân biệt được những ai là người chân-chính yêu nước thương nòi và biết được cái gì nên làm hay không. Không phải người nào ở cái tuổi 40 cũng được như vậy. Muốn đạt tới trình độ "nhi bất hoặc," con người phải được giáo-dục kỹ-lưỡng và tự mình cố công học-hỏi chuyên-cần ngay từ khi còn nhỏ.
4/ "Ngũ thập nhi tri thiên-mệnh" có nghĩa là khi người ta tới 50 tuổi mới có thể thông-suốt chân- lý của tạo-hoá, tức là hiểu được mệnh của trời. Không phải bất cứ ai tới 50 tuổi là đạt được trình-độ "tri thiện-mệnh" Muốn đạt được trình độ "tri thiên-mệnh," con người cũng phải có căn-bản vững-vàng về giáo-dục, kiến-văn, và kinh-nghiệm sống. 
5/ "Lục thập nhi nhĩ-thuận" có nghĩa là khi người ta tới 60 tuổi thì mới đạt đến mức độ hoàn-hảo về mặt tri-hành, kiến-văn, và kinh-nghiệm về cuộc sống. Nhờ đó, người ta có thể nhận-xét và phán- đoán được ngay tức-khắc và chính-xác về các sự-kiện và nhân-vật trong thiên-hạ. Khi nhìn hay nghe thấy điều gì, người ta không những không cảm thấy chướng-ngại mà còn hiểu thấu ngay mọi lẽ. Không phải tự-nhiên mà ta đạt được trình-độ "nhi nhĩ thuận" Muốn đạt được trình-độ này, con người cũng phải có căn-bản giáo-dục, đạo-đức, kiến-văn, và kinh-nghiệm từng-trải về sự đời. 
6/ "Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ" có nghĩa là tới 70 tuổi, con người sẽ đạt đến tình- trạng rất hoàn-hảo về cách xử-sự và xử-thế. Nhờ đó mà mỗi khi người ta định nói điều gì hay làm việc gì thì tự-nhiên thể-hiện đúng với chủ tâm của lòng mình, muốn sao được vậy, và không bao giờ vượt ra khỏi khuôn-khổ của đạo-lý hay lẽ thường. Đây là trình-độ tuyệt-hảo của con người ở vào tuổi từ 70 trở lên nếu trước đó họ được giáo-dục đúng cách, tự tìm tòi học-hỏi, có kiến-văn quảng-bác, có tu-tâm dưỡng-tánh, và đã từng-trải cũng như rút được ưu khuyết-điểm trong các kinh-nghiệm về nỗi ê-chề đớn-đau của cuộc đời.

Tuy rằng Khổng-Tử đã trình bày về những lứa tuổi cuộc đời cụ-thể của ngài như đã nói ở trên, chúng ta phải hiểu rằng đây cũng là ý của ngài muốn nói về từng giai-đoạn tác-thành-của các lứa tuổi cuộc đời con người. Muốn đạt tới khả-năng nhận-thức và thực-hành ở mỗi lứa tuổi như đã đề-cập ở trên, người ta phải được giáo-dục và tự mình chuyên-tâm vào việc học-hỏi liên-tục ngay từ khi còn trẻ, tức là từ trước khi tới lứa tuổi 15 và tiếp-tục cho tới 70 tuổi, để trau-giồi kiến-văn, đạo-đức, và rút-tỉa kinh-nghiệm trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi lứa tuổi 15, 30, 40, 50, 60, và 70 thể-hiện kết-quả của việc giáo-dục trong gia-đình và học-đường cùng kiến-văn có được qua sự học-hỏi ở trường đời. Nếu không được giáo-dục đúng cách và nếu không biết tự tu tâm dưỡng tánh, tự trau-giồi kiến-văn cho hoàn-hảo, và tự rút tỉa kinh-nghiệm trường đời thì con người giống như "ông bình vôi," càng sống lâu càng ngu và càng làm hại dân hại nước dù rằng có bằng cấp cao đến thế nào đi nữa.

Có tuổi là một việc, nếu không được giáo-dục đúng cách và không tự trau-giồi kiến-văn cùng kinh-nghiệm sống thì dù tới 30 tuổi, 40 tuổi, 50 tuổi, 60 tuổi, hay 70 tuổi đi nữa, người ta cũng không có sức tự-lập, không hiểu hết sự lý, không biết được mệnh trời, không thông-suốt mọi lẽ, và không thể làm chủ được hành-động và tư-tưởng của mình nhiên-hậu sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lý. Việc quan- trọng nhất là nếu đã tới 30 tuổi mà không tự-lập được vững-vàng, ta sẽ gặp nhiều gian-truân chứ đừng nói chi đến việc có thể giúp mình và giúp đời một cách có hiệu-quả được.
------------
Lê Thẩm Dương: NHÂN SINH THẤT THẬP CỔ LAI HY

• Tuổi từ 15 - 18: Gọi là tuổi đứng cửa sổ. Đặc điểm: Hay mơ màng, thích xem phim Hàn Quốc. Tuổi sai lầm cực lớn của phụ nữ.

• Tuổi từ 18 - 25: Gọi là tuổi khẳng định mình, tuổi bản lề. Đặc điểm: Thích thể hiện mình. Hoành tráng, tự cao tự đại. Tuổi này là tuổi kinh tởm nhất. Nữ có giác quan 6 mạnh nhất, sau giảm dần, dễ ngộ nhận. Quan niệm về sản phẩm: Lõi, phần thực, phần giá trị gia tăng của sản phẩm. Đạo đức là ghi bàn, là làm được gì. Năng lực nằm trên đôi tay, không nằm trong bằng cấp.

• Tuổi từ 25 - 30: Tam Thập Nhi Lập.
Tuổi này bắt đầu biết đúng biết sai. Nghĩa là người ta đến 30 tuổi mới có thể tự lập, dựng nên sự nghiệp cho mình. Cái tuổi 30 dù là trai hay gái cũng là tuổi có thể tự lập và có sự nghiệp vững vàng nếu được chuẩn bị từ nhỏ. Đặc điểm: Trầm tính hơn, ít nói hơn,...

• Tuổi từ 30 -40: Tứ Thập Nhi Bất Hoặc.
Có nghĩa là khi người ta tới 40 tuổi mới có thể hiểu thấu mọi sự lý trong thiên hạ, phân biệt được việc phải hay trái cũng như hiểu được ai là người tốt hay xấu, phân biệt được những ai là người chân chính yêu nước thương nòi và biết được cái gì nên làm hay không.

• Tuổi từ 40 - 50: Ngũ Thập Nhi Tri Thiên Mệnh
Có nghĩa là khi người ta tới 50 tuổi mới có thể thông suốt chân lý của tạo hoá, tức là hiểu được mệnh của trời. Không phải bất cứ ai tới 50 tuổi là đạt được trình độ "tri thiện mệnh" Muốn đạt được trình độ "tri thiên mệnh," con người cũng phải có căn bản vững vàng về giáo dục, kiến văn, và kinh nghiệm sống. Nam muối tiêu và nhiều bồ nhất, nữ là hồi xuân.

• Tuổi từ 50 - 60: Lục Thập Nhi Nhĩ Thuận
Có nghĩa là khi người ta tới 60 tuổi thì mới đạt đến mức độ hoàn hảo về mặt tri hành, kiến văn, và kinh nghiệm về cuộc sống. Nhờ đó, người ta có thể nhận xét và phán đoán được ngay tức khắc và chính xác về các sự kiện và nhân vật trong thiên hạ. Khi nhìn hay nghe thấy điều gì, người ta không những không cảm thấy chướng ngại mà còn hiểu thấu ngay mọi lẽ. Không phải tự nhiên mà ta đạt được trình độ "nhi nhĩ thuận" Muốn đạt được trình độ này, con người cũng phải có căn bản giáo dục, đạo đức, kiến văn, và kinh nghiệm từng trải về sự đời.

• Tuổi từ 60 - 70: Thất Thập Nhi Tùng Tâm Sở Dục Bất Du Củ
Có nghĩa là tới 70 tuổi, con người sẽ đạt đến trình độ rất hoàn hảo về cách xử sự và xử thế. Nhờ đó mà mỗi khi người ta định nói điều gì hay làm việc gì thì tự nhiên thể hiện đúng với chủ tâm của lòng mình, muốn sao được vậy, và không bao giờ vượt ra khỏi khuôn khổ của đạo ý hay lẽ thường.

Một công việc khó khăn trong đời đã được giải quyết thấu đáo.

Chuyện cũ khó quên:
1/ Trong một lần cụ dẫn tôi đi viếng các cụ tổ tiên, đến khu mộ của các cụ Mãng, cụ Cửu (ông, bà) và cụ Tiếp, cụ đã nói 'sau này cụ khuất núi, thì cho cụ về trên này, ở gần các cụ tổ tiên...'
2/ Vào tháng 4 năm 2005, tôi đang ở BELARUS, chỉ còn khoảng 1 tháng là đến 23/3 âm (CN 1/5/2005) là ngày giỗ của cụ Giúp, nhưng tuy có họp chi họ, nhưng không nói,... Cụ Khoái có đi vận động cho việc sang cát cụ Anh suôn sẻ... kết quả về đêm, huyết áp cụ tăng vọt, sinh tai biến mạch máu não, dẫn liệt nặng,... "sống vui, sống khỏe, không cần lắm sống có ích"... nhiều khi vẫn bị vi phạm? Nhờ có người vợ thông minh, tốt tính như 'cụ Hơn bà' mà cụ Khoái đã có những ngày cuối đời của mình thật êm đềm, hạnh phúc,... Do liệt, các cơ vận động kém hiệu quả, trong đó có cơ họng dùng để ăn cũng dần bị sơ cứng, như 'cây mất lớp vỏ' mà bị héo dần,... ngày 2/12 âm (T7 - 20/1/2007) sau một cơn giá rét, mưa phùn, tôi đã về và thức trọn với cụ 1 đêm, đến 9.00 ngày 3 chạp, tôi ra ngoài vệ sinh,... cụ đã ra đi...
Ngày Ất mão, tháng Tân sửu, năm Bính Tuất - là ngày nhật kỵ gia đình tôi
Tôi vẫn thường nói, cụ chọn ngày 3 tháng chạp là ngày nhật kỵ, chính là cụ thương các con, cháu buôn bán,... ngày 2 là phiên chợ Lác, đi chợ mua đồ cúng giỗ, ngày 3 không phải phiên chợ, xa tết, nên ăn giỗ vui vẻ,... Sau khi tang lễ xong, tôi và cháu Huyền có ra thăm mộ, đắp lại nấm mồ cho cụ,... tôi có nói với cháu, 'sau này cụ phù hộ cho cháu lấy được anh chồng thật đẹp trai' - cháu Huyền còn nói, 'cháu thì làm gì có ai lấy'??? sự thực sau đó chẳng bao lâu, cháu đã lấy được anh chồng thật đẹp trai và có cuộc sống gia đình thật hạnh phúc (Đúng là 'đắp nấm, thì ấm mồ').
Sau 3 năm, ngày cụ mất, Tôi và cả gia đình, Mẹ tôi cứ đau đáu một khát khao được tắm rửa cho cụ sạch sẽ. Nhưng thật không may, năm này qua năm khác, vì 'tổ to, họ lớn' với tục kiêng kỵ khắc nghiệt, không có thời gian nào 'hở ra' mà làm được. 
Vào năm 2013, trong thâm tâm, đợi đến tháng 7 giỗ hết cụ Tiếp, là sẽ tắm rửa cho cụ tôi. Đầu năm Quý tỵ, trong gia đình, cũng đã có nhã ý như vậy, đầu tiên làm cho cụ Khoái, cụ Chè; cuối năm làm cho cụ Vị và cháu Liên.... Đùng một cái, tháng 5 năm 2013, cụ Lê, anh cụ Khoái lại mất bất ngờ, không làm được nữa,... Tôi cũng đã bàn với anh Giáo Tiến, 'một là lỗi với người sống, hai là lỗi với người chết',... Bác Tùy Tâm cũng cho biết cần phải làm,... cụ Hơn bà thì cho rằng thôi cứ để hết giỗ đầu cụ Lê, 5/2014, thì làm, cho chọn vẹn tình nghĩa họ hàng, anh em,... và thế là công việc đợi chờ lại được gia hạn tiếp tục,... 
Chuyện mới xảy ra.
Chủ nhật ngày 1/12/2013 (29 tháng 10 âm) tôi ở nhà sang TN. Tối nhà tôi đi bộ, cháu Vòng có cho biết cụ Bẩm, chị dâu cụ Khoái, ốm nặng lắm, 3 ngày nay chỉ uống tý sữa,... Nhà tôi điện ngay cho tôi biết. Tôi gọi giáo Tiến, không được, gọi cho cháu Chiến Thủy, xác định thông tin là chính xác, tôi quyết định ngày mai, thứ 2, ngày 2/12/2013 phải về. Tôi mở lịch vạn liên và câu chuyện 'ngũ kỵ' ra xem, gần nhất là ngày 3/12 (tức 1 tháng 11 là ngày hoàng đạo; ngày 3/11 là ngày tam lương,...),... tôi tự dự định chọn ngày 1 tháng 11 sửa lễ, 2/11 là ngày sang cát cho cụ. Trước khi lên xe về, tôi điện cho chú em Hùng và nhà tôi, sang nhờ Bác Khoa, kê khai danh sách giấy mời để 2 giờ chiều họp chi họ. Hôm đó nhà tôi đi chợ... thì mua luôn một số vật chất cần thiết như chậu nhựa, vải đỏ, nước ngũ vị hương,... trên đường về tôi đã tham khảo một số điểm ở Hương Canh để chuẩn bị mua cho cụ bộ quần áo mới - làm theo linh tính mà cứ như có ai xui khiến vậy!
Cuộc họp diễn ra tuy dài do đợi người đến trước, đến sau, phía nhà cụ Lê, bị bận do mẹ ông Quỳ (C.A) mất. Và kết quả thật tốt đẹp. Có 2 chỗ vướng, Bà Hoành (cụ Mỹ) là em cụ Khoái còn 10 ngày nữa giỗ và cụ Lê là khó khăn vì vai trên, mới mất,... các cụ đã chỉ bảo tôi, phải đi gặp 3 cụ và ông Dũng để hỏi cho thấu tình đặt nghĩa. Ông Hùng Sơn giúp tôi gặp họ thật thuận lợi. Chỗ bà Mỹ, ông Tài nhận lời. Tôi cùng anh Chiến Thủy đã lần lượt đi gặp cụ Sáng, cụ Chỉnh, cụ Phấn và bác Dũng tất cả đều tỏ lòng chia sẻ lỗi lòng và cho phép gia đình tắm rửa cho cụ. Đây là việc làm tuy bé nhỏ nhưng đầy ý nghĩa cao cả để giữ đoàn kết đại gia đình.
Tối về tôi cùng ông Thừ Hường và cháu Chiến Thủy xuống gặp Sư Ông, chờ một lúc, điện Sư Ông, thầy về, gặp được, thế là ngày tốt được xác định: 1/11 sửa lễ, 2/11 tắm rửa cho cụ. Nước đu đủ để dùng cho cụ cũng được loại bỏ, bộ áo đẹp bằng sứ Hải Dương xanh cũng loại bỏ, bộ áo truyền thống 'mui luyện' và đá ganito cũng loại bỏ, lựa chọn 2 áo đều bằng sành do nung ở nhiệt độ cao nhất đã được lựa chọn. Thầy giúp cho làm nhà bằng Đá Ninh Bình đã được thực hiện ngay.
Sáng ngày 1/11 cả nhà tôi chuẩn bị cho cụ đầy đủ, Thầy Thích Minh Pháp đã trực tiếp lên 'vườn dền' để xem và cắm đất cho cụ, thợ bắt đầu đào và xây nhà mới cho cụ. Đào xuống, gặp tổ mối, đất mềm, xử lý dịch Đông, lại đất mềm,... "chạm tiểu",... Sư ông cho phép dịch sang phải mấy chục phân,... xác minh lại, không phải, Sư Ông nói tiếp tục trở lại, đào tiếp,... đất đỏ nguyên khối thật đẹp. Chiều sửa lễ, tiếp xây nhà mới,... tình huống hỏng máy bơm nhà Hùng lại xảy ra, cháu Chanh Thi gọi điện mua máy bơm gặp Hiền,... (giống như hôi cháu Thái cưới),...  chuyện đi mời cụ Từ,... nhưng do may mắn và khôn khéo, công việc diễn ra suôn sẻ thuận lợi.
Thầy Thích Minh Pháp trực tiếp ngắm và cắm đất xây nhà cho cụ Khoái

Vị trí trên bản đồ vệ tinh

Hướng mộ thầy chọn chữ 'NGỌ' là cơ bản nhất, ngay phía sau mộ cụ Mãng, cụ Thóc trên ruộng 8 cạnh.
Sáng 2/11 âm, vào 1.25 phút chúng tôi đi ra mộ cụ, hương thắp đi bộ ra sau, đúng 2.00 mới thắp hương, động thổ, Thầy Thích Minh Pháp đã lên và cho nước thơm khử trùng rất tốt. Khi đào gần hết, miếng ván thiên bị tụt một phần, thế là phương án 2 dự tính của ông Hường đã được sử dụng. Đến 2.45 mới bốc, bác sỹ Hùng để lộn đầu cụ,... đến 4.05 thì cụ Khoái được đưa lên nhà mới an toàn.
Cỗ bàn cũng đã chuẩn bị xong, tôi tắm rửa sạch sẽ, đón lễ, tiếp khách,... vào ăn cụ Đồi, Chiến Thủy báo cụ Bẩm đã ra gian giữa,... Ông Bớt Hiền gọi vào uống rượu, theo thói quen, tôi đã uống nhiệt tình,... rượu bà Tuyến,... cả chiều, đến tối nhức đầu quá mức. Tôi ra lấp huyệt,.... (nhìn lại xác áo tơi tả,...)... thôi không nói nữa,... Cụ Mao, nói 'thật cao tay',... mọi người đều đến đông đủ và rất vui vẻ. 16.00 ngày 2/11 âm cụ Bẩm mất. Chiều 15.30 ngày 3/11 âm, Thầy Thích Minh Pháp đã kính siêu thoát cho cụ Khoái. Thầy nói, cái may là không phải 'chạy tang'. Dù thế nào đi nữa, 'chạy tang như chạy mưa' đều vội vàng và đều phải 'dính ướt' một chút. Tiếp theo là chuyện cụ Vở, Ngô đổ, vườn sắn bị hư hại,... cùng việc đến hỏi thăm cụ Bẩm, Viếng cụ Bẩm cũng giải quyết thấu đáo. Cụ Hơn cũng rất vui, cả nhà có giấc ngủ thật ngon. Tôi thì thầm vui sướng,... 'Một công việc khó khăn trong đời, nay đã được giải quyết thấu đáo'.
Nhìn xác áo cụ tơi tả quá mức
Mộ của cụ tuy không to, không cao như các ngôi mộ khác, nhưng nhưng thực sự "yên và đẹp" để người đời khó quên.
Rút ra: Không nên để quá 5 năm, không nên mua 'áo quan' lòe loẹt có sẵn trên thị trường. Chỉ có ít người mới giúp đỡ tận tâm mà thôi - ông Hái Đặn.....
--------------

Kinh nghiệm của dân Yên Phong - Bắc Ninh (nhà Cháu Minh, sau sang cát ông Thao).
Sau khi hạ quan tài xuống, dùng tre tươi, già cắt ngắn chẻ đôi, đặt úp xuống ngang trên miệng hố với độ dày vừa phải, đặt 2 tấm lợp fibrô xi măng Đông Anh tốt nhất có khoan vài lỗ để thoát khí phốt pho, rồi cho lấp đất tạo nấm mồ lên trên. Vĩnh viễn không bao giờ bị sập, cho dù thời gian dài hay ngắn (nơi đất xấu, nhiều mối). Kết quả khi sang cát, chỉ đào lớp đất nấm ở trên, nhấc bỏ miếng lợp fibrô xi măng, đưa quan tài lên trên mặt đất mà làm, rất nhanh, rất sạch và nhẹ nhàng.