29 tháng 5, 2011

Bài 2: Giới thiệu Phạm Công Bình, danh nhân văn hóa quê hương.

Bài 2:  Giới thiệu Phạm Công Bình, danh nhân văn hóa quê hương.


PHẠM CÔNG BÌNH
TRẠNG NGUYÊN ĐẦU TIÊN CỦA ĐẤT VĨNH PHÚC


       Ông là người xã An Lạc, huyện An Lạc, Phủ Tam Đái (nay là thôn An Lạc, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc).
       Ông Đỗ đầu (Đệ nhất giáp) khoa thi năm Giáp Thìn (1124) đời vua Lý Nhân Tông. Là người văn võ song toàn, năm 1128 Phạm Công Bình được phong chức Thái uý (đứng đầu hàng quan võ), ông được cử cầm quân đánh dẹp giặc phương Nam (Chân Lạp) thắng nhiều trận lớn vào các năm 1128, 1136… giữ yên bờ cõi phương Nam của Đại Việt.
       Đền thờ ông ở thôn An lạc làm trên nền nhà cũ của gia đình, trong đền có bức tượng Phạm Công Bình và đôi câu đối ca ngợi võ công của ông:
        Lôi thanh hướng trận khôi tam giáp
       Vũ hóa ân chiêm trạch tử dân
        [nghĩa là: Sấm vang vào trận, công đầu ba giáp
                      Mưa nhuần mang ân cho bốn dân (sĩ, nông, công, thương)
]
       Phạm Công Bình cũng là một văn quan, ở vào bậc Đại thần của Triều Lý Thần Tông, hàng nhất phẩm triều đình, chức danh rất trọng.
       Hơn 800 năm đã trôi qua, Phạm Công Bình được dân thôn An Lạc thờ  là: Thượng Đẳng Phúc Thần (tứ thời hương khói). Các triều đại phong kiến Việt Nam đều có nhiều đạo sắc phong tôn vinh ông.

Trạng nguyên Phạm Công Bình
Trạng nguyên đầu tiên của họ Phạm Việt Nam Bản tin nội tộc (Số 6/2004), 01-11-2003.
Ông là người xã An Lạc, huyện Yên Lạc, Phủ Tam Đái, Sơn Tây ( nay là thôn Yên Lạc xã Đồng Văn huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc). Căn cứ vào tư liệu địa phương thôn Yên Lạc trong sách" Yên Lạc một hành trình lịch sử" - NXB tỉnh Vĩnh Phúc, chúng ta được biết về Trạng nguyên Phạm Công bình như sau:

Ông xuất thân từ con nhà nghèo nhưng có chí lớn, thông minh hơn người. Ông đỗ đệ nhất Giáp khoa thi năm Giáp Tuất (1124) Triều Lý. Vì có công lớn với Triều Lý nên được ban Quốc tính (họ vua). Đến Triều Trần, lấy cớ kiêng tên húy Tổ họ Trần là Trần Lý, nên đổi thành họ Nguyễn. Các nhà viết sử thực lục về sau đều ghi ông theo các họ đã đổi: Lý Công Bình hoặc Nguyễn Công Bình.

Chiến công của Phạm Công Bình đều là các chiến công chống ngoại xâm. Ta có thể liệt kê một số chiến tích chính:
 - Tháng 2 năm Mậu Thân (1128), quân Chân Lạp vào cướp ở Nghệ An vua Lý Thần Tông cử Thái phó Phạm Công Bình (Đại Việt sử kí chép là (Lý) Nguyễn Công Bình đi đánh dẹp " bắt được tướng của nó rồi về".
 - Tháng 9 năm Bính Thìn (1136) Tướng Chân Lạp là Tô Pha Lăng đến cướp châu Nghệ An, vua Lý Thần Tông cử quan Thái Phó Phạm công đi đánh bại được.

Phạm Công Bình là một văn quan ở bậc Đại thần của triều Lý. Công lao phù tá đứng vào hàng Tam công của triều Lý.
Hiện nay ở thôn Yên lạc còn di tích Đền thờ trạng nguyên Phạm Công bình. Tương truyền  Đền thờ làm trên nền nhà cũ của cha sinh Phạm Công Bình, lúc đầu chỉ là tường đất, mái lá sau nhân dân đóng góp xây dựng lại lợp ngói khang trang hơn (1930).

Đến năm 1941, Đền thờ được tu sửa lớn, xây thêm bao lơn và cổng Đền như ngày nay.
Trong Đền bài trí đồ thờ uy nghi, đặc biệt có pho tượng Phạm Công Bình được tạc bằng gỗ sơn son thếp vàng trong tư thế ngồi oai phong, lẫm liệt thể hiện phong thái của một quan văn, học vấn uyên thâm đồng thời phong thái của một quan võ cương nghị đúng với sự nghiệp của ông.

Trong Đền còn giữ được một bức hoành phi " Long đầu trọng vọng" có nghĩa là người đứng đầu nhà Lý được vua trọng vọng.

Một đôi câu đối: " Sơn tỉnh Vĩnh Tường An Lạc địa - Lý Triều Trinh khánh Trạng nguyên  từ". ( Tạm dịch là sinh ra lớn lên ở đất An Lạc, Vĩnh Tường, Sơn Tây- Đỗ Trạng nguyên Triều Lý).

Người để lại nhiều dấu ấn nhất và cũng nhiều tranh luận nhất, đầu tiên phải kể đến Đền Trạng nguyên Phạm Công Bình còn được thờ ở xã Phú Tài huyện Vĩnh Lại, trấn Hải Dương, với duệ hiệu: Lý Triều Trạng nguyên Phạm Quốc Công Đại vương. Có sự tích và sắc phong nhưng nay đều thất lạc cả.

Tên:
Nguyễn Công Bình

[阮公平]   Nguyễn Công Bằng
Bằng cấp:
Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Dậu
Ngày:
Kiến Gia thứ 3 (1213), đời Lý Huệ Tông
Quê quán:
Người đất Yên Lạc, phủ Tam Đới ( Vĩnh Phúc ngày nay )
Chức vụ:
Làm quan đến Hàn lâm Học sĩ
Life description:
Ông Đỗ đầu (Đệ nhất giáp) khoa thi năm Giáp Thìn (1124) đời vua Lý Nhân Tông. Là người văn võ song toàn, năm 1128 Nguyễn Công Bình được phong chức Thái uý (đứng đầu hàng quan võ), ông được cử cầm quân đánh dẹp giặc phương Nam (Chân Lạp) thắng nhiều trận lớn vào các năm 1128, 1136… giữ yên bờ cõi phương Nam của Đại Việt. Chiến công của Nguyễn Công Bình. Đều là các chiến công chống ngoại xâm. - Tháng 2 năm Mậu thân (1128) quân Chân Lạp vào cướp ở Nghệ An, vua Lí Thần Tông - cử thái phó Phạm Công Bình (Đ.V.S.L chép là Nguyễn (Lí), Công Bình) đi đánh dẹp "bắt được tướng của nó rồi về". - Tháng 9 năm Bính thìn (1136) tướng Chân Lạp là Tô Phá Lăng đến cướp Châu Nghệ An. Vua Lí Thần Tông cử quan Thái phó Phạm Công đi đánh bại được. Về chiến công năm 1128, sử T.T chép kĩ hơn Đ.V.S.L. Đại lược là: ngày Giáp dần, tháng giêng năm Mậu thân, hơn hai vạn người Chân Lạp vào cướp bến Ba Đầu ở châu Nghệ An, quan thái phó Lí Công Bình được cử đi đánh dẹp - ngày Quí hợi thì bắt được chủ tướng và quân lính - sang tháng 3, Lí Công Bình đem quân về kinh sư, dâng tù binh gồm 169 người. Nguyễn Công Bình là một văn quan, ở vào bậc đại thần của Triều Lí - Thần Tông - Công lao phù tá đứng vào hàng Tam công của Triều Lí - so với quan chế ban hành đời Lê Hồng Đức (1470), ông ở vào cương vị của hàng chánh Nhất phẩm triều đình - chức danh rất trọng. Hơn 800 năm đã trôi qua, Nguyễn Công Bình được dân thôn An Lạc thờ là: Thượng Đẳng Phúc Thần (tứ thời hương khói). Các triều đại phong kiến Việt Nam đều có nhiều đạo sắc phong tôn vinh ông. Đền thờ ông ở thôn An lạc làm trên nền nhà cũ của gia đình, trong đền có bức tượng Phạm Công Bình và đôi câu đối ca ngợi võ công của ông:
Lôi thanh hướng trận khôi tam giáp Vũ hoá ân chiêm trạch tử dân [nghĩa là: Sấm vang vào trận, công đầu ba giáp Mưa nhuần mang ân cho bốn dân (sĩ, nông, công, thương)]
Chú thích:
Ông là trạng nguyên đầu tiên của đất Vĩnh Phúc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét