29 tháng 5, 2011

Bài 3: Kim Ngọc - Bí thư tỉnh ủy đổi mới táo bạo

Bài 3:

Kim Ngọc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhiệm kỳ
1954 – 1958
Bí thư tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc
Nhiệm kỳ
1958 – 1968
Bí thư tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phú
Nhiệm kỳ
1968 – 1977
Kế nhiệm
Hoàng Quy
Đảng
Sinh
10 tháng 10 năm 1917
xã Bình Định, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc
Mất
26 tháng 5, 1979 (61 tuổi)
Hà Nội
Nơi ở
Dân tộc
Phu nhân
Lê Thị Liên
Con cái
6 con
Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Kim Ngọc (định hướng).
Kim Ngọc (1917-1979) là nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phú, ông được mệnh danh là "cha đẻ của khoán hộ" mà người ta quen gọi là "khoán mười", "cha đẻ của đổi mới trong nông nghiệp" ở Việt Nam.

Mục lục

Hoạt động và sự nghiệp

Ông tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh ngày 10 tháng 10 năm 1917 tại thôn Đại Nội, xã Bình Định, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc.
Năm 1939, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1946 ông làm Bí thư Huyện ủy Tam Dương.
Năm 1947 ông làm Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Vĩnh Yên.
Năm 1950 ông làm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên.
Ông từng làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, từng tham gia khu ủy Việt Bắc;
Năm 1954 ông là Phó Chính ủy Quân khu Việt Bắc, Chính ủy Cục Công binh, sau đó là Cục trưởng Cục Dân quân tự vệ.
Đến năm 1958 là Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc (từ tháng 3 năm 1952 đến tháng 10 năm 1955 và từ tháng 1 năm 1959 đến 1968).
Năm 1968 hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ sáp nhập thành tỉnh Vĩnh Phú, ông tiếp tục giữ chức vụ Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú cho đến năm 1977.
Ông là người khởi xướng việc khoán hộ trong nông nghiệp Việt Nam vào thập kỷ 60 của thế kỷ 20, và do không được người cùng thời đánh giá đúng về khoán hộ nên đã bị phê phán, phải làm kiểm điểm. Tuy nhiên, ông vẫn được tiếp tục bầu làm bí thư tỉnh uỷ.
Tháng 5 năm 1977, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ III, Kim Ngọc xin rút khỏi chức bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú.
Năm 1978, Kim Ngọc về hưu. Kim Ngọc chưa bao giờ bị kỷ luật, kể cả trong khoán hộ mà chỉ bị làm bản kiểm điểm và tự phê bình nghiêm túc, sau khi có chỉ đạo của Trường Chinh.
Ông mất ở tuổi 62, ngày 26 tháng 5 năm 1979 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, Hà Nội. [1]

Quan điểm

Xã viên không coi ruộng đất là của mình nên họ chẳng thiết tha gì với đồng ruộng. Phải để nông dân làm chủ mảnh đất của mình.
Kim Ngọc [2]

Không thể bỏ khoán hộ. Phải tìm mọi cách duy trì dưới mọi hình thức khác nhau.
Kim Ngọc [3]

Cống hiến

Các cách khoán của Khoán hộ
1.     Khoán cho hộ làm một khâu hoặc nhiều khâu sản xuất trong một thời gian dài;
2.     Khoán cho hộ các khâu dài ngày hoặc suốt vụ;
3.     Khoán sản lượng cho hộ, cho nhóm;
4.     Khoán trắng ruộng đất cho hộ - Hình thức khoán trắng đơn giản, dễ tính toán nên được nông dân hưởng ứng rầm rộ và tự nó đã thành phong trào quần chúng rộng rãi trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Có thể nói khoán hộ là bước mở đầu cho một tư duy mới về quản lý kinh tế hợp tác xã. [4]
Sáng kiến "khoán hộ" hay "Cải tiến công tác quản lý lao động hợp tác xã" năm 1966, đã dẫn đến "khoán 10" hay "Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1988", tháo bỏ sự ràng buộc, kìm hãm của cơ chế quản lý lạc hậu, đưa Việt nam bao năm thiếu ăn trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới. [5]Nghị quyết 10 hoàn toàn dựa trên những kinh nghiệm đúc kết của nhiều tỉnh thành Việt Nam đã âm thầm áp dụng khoán hộ của Kim Ngọc. [1]

Phong cách làm việc

Thời gian biểu làm việc của Kim Ngọc:
1/3 thời gian dành cho việc đi thực tế ở các cơ sở;
1/3 thời gian dành cho việc đọc các loại sách báo, văn bản;
1/3 thời gian dành cho các cuộc hội họp.

Đánh giá

Công lao anh Kim Ngọc thật lớn, cần phải dựng tượng để tỏ lòng biết ơn con người như anh Kim Ngọc.

Nông dân ta no ấm, trước hết là nhờ ơn Đảng, ơn Bác Hồ. Nhưng trong quá trình xây dựng đất nước thì chúng ta phải cảm ơn Kim Ngọc, một đảng viên sáng tạo, dám chịu trách nhiệm đến cùng trước nhân dân... Đất nước phải biết ơn anh Kim Ngọc. Một người tâm huyết dám đưa ra cái mới, đến bây giờ đất nước có phát triển là nhờ có lúa gạo mà anh Ngọc đã đi tiên phong...

Dù đã được minh định rõ ràng, nhưng nỗi đau mà ông Kim Ngọc và gia đình đã hứng chịu vẫn để lại trong lòng mọi người niềm xót xa chung. Bi kịch Kim Ngọc, do đó, không còn là bi kịch cá nhân nữa. Đó cũng là bi kịch của đất nước trong quá trình đổi mới. Hơn nữa, còn là một bài học phản diện của lịch sử. Bài học đó vẫn còn luôn mới mẻ và có ích về sự nhìn nhận và phát hiện những nhân tố mới, yếu tố tiến bộ luôn sinh sôi nảy nở trong quá trình đi lên của đất nước.
Trần Minh - TUANVIETNAM.NET [5]

Bài học về khoán hộ ở Vĩnh Phú mãi còn giá trị, không phải ở cách cụ thể mà đồng chí Kim Ngọc giải quyết mà là ở chỗ ông đồng cảm sâu sắc trước tình cảnh đói nghèo của người dân, cùng đau nỗi đau của họ và dám tháo bỏ những quy định mà thực tiễn đã chứng tỏ không phù hợp để thúc đẩy phát triển.

Tôn vinh

Nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam về công tác Vĩnh Phúc hoặc đi ngang qua đều vào nhà thắp hương cho Kim Ngọc. Các đoàn đại biểu ở các tỉnh, nhất là các tỉnh phía Nam, có nhiều cụ đảng viên cộng sản lão thành, khi thắp hương cho Kim Ngọc đã ứa nước mắt. [6]
Năm 1995, ghi nhận những đóng góp công lao, trí tuệ của ông cho sự nghiệp đổi mới của cách mạng Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Kim Ngọc.
Năm 1996, hai ngôi trường nơi ông sinh ra ở xã Bình Định, huyện Yên Lạc được đặt tên ông. Năm 2005, một trong những con đường đẹp nhất của thành phố Vĩnh Yên cũng được mang tên ông. [5]
Năm 2004, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc của Đảng Cộng sản Việt Nam tặng gia đình ông bức tượng tạc bằng đồng nặng tới 45 kg để biểu thị lòng kính trọng Kim Ngọc.
Năm 2009, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh. [7]
Năm 2009, Hãng phim Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất bộ phim truyền hình 50 tập "Bí thư Tỉnh ủy" lấy nguyên mẫu cuộc đời ông.

Gia đình

Phu nhân là bà Lê Thị Liên (sinh 1921); vợ chồng ông có 6 người con.

Chú thích

1.     ^ a b c Đức Trung, “Ông Kim Ngọc có bị kỷ luật, tù tội?”, báo điện tử Dân trí, 20/03/2006. Truy cập 25/9/2010. Bản chính được lưu trữ ngày 20/03/2006. (Viết bằng tiếng Việt.)
2.     ^ VÂN THẢO, “Bí thư “khoán hộ” - Kỳ 1: Làm ăn như thế đói là phải”, Tuổi trẻ Online, 14/04/2009. Truy cập 25/9/2010. Bản chính được lưu trữ ngày 14/04/2009. (Viết bằng tiếng Việt.)
3.     ^ VÂN THẢO, “Bí thư “khoán hộ” - Kỳ 3: Như lưỡi tầm sét”, Tuổi trẻ Online, 16/04/2009. Truy cập 25/9/2010. Bản chính được lưu trữ ngày 16/04/2009. (Viết bằng tiếng Việt.)
4.     ^ VÂN THẢO, “Bí thư "khoán hộ" - Kỳ 2: Một quyết định táo bạo”, Tuổi trẻ Online, 15/04/2009. Truy cập 25/9/2010. Bản chính được lưu trữ ngày 15/04/2009. (Viết bằng tiếng Việt.)
5.     ^ a b c Trần Minh, “Vinh danh Kim Ngọc và bài học cho hôm nay”, TUANVIETNAM.NET, 25/03/2009. Truy cập 25/9/2010. Bản chính được lưu trữ ngày 25/03/2009. (Viết bằng tiếng Việt.)
6.     ^ a b Nguyễn Tham Thiện Kế, “Nhà cải cách Kim Ngọc - cha đẻ khoán 10 (kỳ 2)”, Báo Tiền Phong, 09/12/2007. Truy cập 25/9/2010. Bản chính được lưu trữ ngày 09/12/2007. (Viết bằng tiếng Việt.)
7.     ^ Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản, “Truy tặng Huân chương HCM cho 'ông khoán hộ' Kim Ngọc”, Báo VietNamNet, 24/03/2009. Truy cập 25/9/2010. Bản chính được lưu trữ ngày 24/03/2009. (Viết bằng tiếng Việt.) “Báo Điện tử Đảng Cộng sản”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét